Vì sao bạn tập mà vẫn chưa có 6 múi
Bám lấy với hai tay theo kiểu overhand (hai lòng bàn tay hướng về phía trước). Treo mình trên xà, gập hông lại phía sau và nâng hai chân lên tới độ cao bằng với mắt, sau đó dần dần trở lại tư thế treo người ban đầu. Tập động tác này với số rep tối đa mà bạn có thể thực hiện.
1. Bạn luyện tập phần cơ bụng một cách “quá đà”
Mặc dù phần cơ bụng, đóng vai trò là trung tâm cơ thể, là một trong những phần cơ hồi phục nhanh nhất, tuy nhiên, bạn không thể lợi dụng điều này để “hành” cơ bụng ngày này qua ngày khác được. Việc tập luyện cơ bụng liên tục trong nhiều ngày sẽ khiến cho bạn luôn cảm thấy đau nhức phần trung tâm, đồng nghĩa với việc các cơ sẽ không thể có thời gian để phát triển.
Việc tập luyện cơ bắp là một quá trình đòi hỏi tính kiên nhẫn cao, và cơ bụng cũng không phải là một ngoại lệ. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn chỉ nên tập cơ bụng từ 1 tới 2 ngày trong tuần, mỗi lần tập kéo dài từ 3 tới 4 bài tập khác nhau.
2. “Dính” xuống sàn tập với những bài tập cơ bản

a young man exercising on a exercise mat
3. Hãy thử qua hai động tác dưới đây:
a. Hanging leg lift – động tác nâng chân bám xà
Bám lấy với hai tay theo kiểu overhand (hai lòng bàn tay hướng về phía trước). Treo mình trên xà, gập hông lại phía sau và nâng hai chân lên tới độ cao bằng với mắt, sau đó dần dần trở lại tư thế treo người ban đầu. Tập động tác này với số rep tối đa mà bạn có thể thực hiện.
Chú ý: nếu như việc giữ chân thẳng trong tư thế bắt đầu là hơi khó cho bạn, hãy thử gập đầu gối hơi cong về phía ngực.
b. Side wood chop – động tác “chặt gỗ” luyện cơ trung tâm
Vào tư thế đứng thẳng với hai chân mở rộng hơn hai vai. Đứng cạnh một máy tập kéo dây cable tower và đặt chiều cao của hai tay nắm lên cao tầm ngực. Hãy khóa chặt hai tay lên tay nắm và bắt đầu thực hiện động tác bằng cách xoay thân trong khi hai tay vẫn được giữ vị trí cố định, cùng lúc mà bạn kéo dây tập theo đường chéo từ trên xuống dưới. Từ từ chuyển cơ thể về tư thế ban đầu.
Leave a Reply